Các vị trí trong bóng đá được chia thành 4 nhóm gồm: tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ và thủ môn. Dù ra sân với đội hình 11 cầu thủ hay đội 5 – 7 cầu thủ thì đều phải đảm bảo các vị trí này. Vậy vai trò của từng vị trí trong đội hình đá bóng là gì, hãy cùng kienthucbongda.com khám phá ngay!
Kiến thức về các vị trí trong bóng đá bạn cần biết
Bóng đá là môn thể thao “vua” có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Hình thức thể thao này chính thức được ra đời từ thế kỷ thứ 19 và vào năm 1863, Liên đoàn bóng đá Anh chính thức được thành lập. Đặt ra những quy tắc đầu tiên và thể thức thi đấu bóng đá.
Các vị trí trong bóng đã cũng được phát triển từ đây. Vào những năm 1890, các đội bóng ở Anh đã bắt đầu sử dụng đội hình 1 tiền đạo trung tâm và 2 hậu vệ trong đội hình bóng đá.
Đến những năm 1900, đội hình 2-3-5 (2 hậu vệ, 3 tiền đạo, 5 tiền vệ) được sử dụng nhiều hơn ở các đội bóng. Đến thế kỷ XX, đội hình thi đấu được hoàn thiện với các vị trí trong bóng đá gồm: 3 Tiền đạo, 3 tiền vệ, 4 hậu vệ và 1 thủ môn. Đây cũng là đội hình tiêu chuẩn trong bóng đá được sử dụng đến hiện nay.
Tùy vào mục đích thi đấu và luyện tập, đội hình có thể giảm bớt số lượng cầu thủ bằng cách giảm tiền đạo, tiền vệ và hậu vệ. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo có các vị trí trong bóng đá như đội hình tiêu chuẩn.
Phân tích vai trò của vị trí thủ môn trong bóng đá (Goalkeeper)
Thủ môn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đội hình bóng đá. Cùng đánh giá và phân tích các đặc điểm của cầu thủ ở vị trí này.
Số lượng thủ môn trên sân
Trong bất kỳ đội hình thi đấu bóng đá nào cũng cần phải có thủ môn – người giữ lưới. Vị trí này chỉ có 1 cầu thủ đảm nhiệm và các đội bóng thường có thêm 1 cầu thủ dự bị để thế chỗ cho thủ môn chính trong một số trường hợp.
Vai trò của thủ môn trong đội hình thi đấu
Nhiệm vụ chính của thủ môn là cản bóng vào khung thành, giữ sạch lưới nhà bằng các kỹ thuật của mình. Thủ môn còn là người đóng vai trò tổ chức phòng ngự, truyền đạt thông tin và hỗ trợ các vị trí trong bóng đá khác.
Ngoài ra, thủ môn trong đội hình còn đóng vai trò là người khởi xướng các pha tấn công của đội. Hỗ trợ tạo tình huống lợi thế để cầu thủ ở các vị trí trong bóng đá ghi bàn.
Kỹ thuật cần có khi muốn trở thành thủ môn
Để đảm nhiệm vai trò này, thủ môn cần phải có kỹ năng phản xạ và bắt bóng tốt. Đồng thời, thủ môn phải nhạy bén quan sát để bắt bóng, lao người để đỡ bóng, cản phá bóng,… Chính vì vậy mà người đóng vai trò thủ môn của đội tuyển cần phải có chiều cao cùng kỹ năng bắt bóng tốt.
Ngoài ra, người chơi thủ môn cũng nên rèn luyện kỹ năng ném bóng cao, xa và chính xác nhất. Các pha tấn công từ của thủ môn thường là cơ hội ghi bàn hàng đầu của các vị trí trong bóng đá còn lại.
Vai trò, kỹ năng cần có đối với cầu thủ ở vị trí hậu vệ (Defender)
Hậu vệ là đội hình phòng ngự của đội bóng trên sân. Vậy vai trò và kỹ năng của người chơi ở vị trí này như thế nào?
Số lượng hậu vệ cần có trong đội hình
Đội hình bóng đá tiêu biểu cần có 4 hậu vệ tham gia thi đấu. Ngoài ra, khi bạn thi đấu ở các sân nhỏ hoặc đội hình nhỏ với mục đích luyện tập, số lượng cầu thủ chơi vị trí hậu vệ cần có 2-3 người. Các cầu thủ này thi đấu ở vị trí trải dài từ giữa sân cỏ kéo dài đến cuối sân gần khung thành.
Vai trò của hậu về trong thi đấu bóng đá
Nhiệm vụ chính của cầu thủ ở vị trí này là kiểm soát hàng phòng ngự, cản phá bóng, các pha tấn công của đối thủ. Vị trí này còn được phân chia thành:
- Hậu vệ cánh: Di chuyển dọc biên sân cỏ và hỗ trợ chặn bóng ra khỏi sân, chuyền bóng và tạo cơ hội ghi bàn cho các vai trò trong bóng đá khác. Hậu vệ cần có kỹ năng bật nhảy cao, chuyền hoặc cản phá bóng bằng đầu,…
- Hậu vệ tấn công: Có vị trí di chuyển linh hoạt trên sân cỏ, sở hữu các kỹ năng sút bóng, ghi bàn hoặc dứt điểm mạnh mẽ.
Ngoài ra, hậu vệ cánh hay hậu vệ tấn công cũng đều có khả năng linh hoạt thay đổi vị trí thi đấu giữa 2 vai trò này.
Đặc điểm của tiền vệ trong đội hình thi đấu bóng đá (Midfielder)
Tiền vệ là những cầu thủ thi đấu tại vị trí trung tâm và cánh trên sân cỏ, đóng vai trò kết nối giữa hàng phòng ngự và tấn công. Tiền vệ còn được chia thành nhiều vị trí khác nhau trên sân cỏ.
Số lượng tiền vệ cần có trong đội hình
Trong đội hình thi đấu bóng đá tiêu chuẩn thường có 3-4 tiền vệ. Với các trận thi đấu sân nhỏ, số lượng cầu thủ ở vị trí này có thể giảm xuống còn 2 tiền vệ.
Vị trí của tiền vệ trên sân cỏ
Các cầu thủ tiền vệ sẽ được phân chia thành các vị trí trong bóng đá như sau:
- Tiền vệ trung tâm: Thi đấu ở khu vực trung lộ, trung tâm sân cỏ với vai trò kiểm soát và điều phối nhịp thi đấu, chuyển tiếp bóng và hỗ trợ các vị trí bóng đá khác thực hiện phòng ngự hoặc tấn công.
- Tiền vệ cánh: Thi đấu ở vị trí 2 biên với khả năng kết nối hàng phòng ngự và tấn công. Ưu điểm của tiền vệ cánh là sự linh hoạt, tốc độ di chuyển nhanh để tranh cơ hội ghi bàn hoặc đệm bóng cho đồng đội.
- Tiền vệ tấn công: Thi đấu ở vị trí trước hàng phòng ngự và nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ sự an toàn cho hàng phòng ngự này. Người chơi vị trí tiền vệ tấn công cần có khả năng phân phối, kiểm soát bóng tốt.
Vai trò, kỹ năng cần có đối với cầu thủ ở vị trí tiền đạo (Forward)
Tiền đạo là một trong những vị trí được quan tâm nhiều nhất trong đội hình thi đấu bóng đá. Đội bóng nào cũng mong muốn chiêu bộ về những tiền đạo trẻ, kỹ thuật tốt để nâng cao khả năng ghi bàn cho đội hình.
Số lượng cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo
Đây là vị trí thi đấu quan trọng trong đội hình bóng đá. Tại các đội hình tiêu chuẩn sẽ có tổng 4 tiền đạo ra sân. Nếu thi đấu ở các sân nhỏ hơn thì số lượng tiền đạo có thể giảm xuống 3 hoặc 2 nhưng không bao giờ dưới 2 cầu thủ.
Vai trò của người chơi vị trí tiền đạo
Tiền đạo là vị trí then chốt của đội bóng đá với nhiệm vụ quan trọng là ghi bàn thắng. Bên cạnh đó, các tiền đạo còn có nhiệm vụ là hỗ trợ đồng đội ở các vị trí trong bóng đá khác ghi bàn hoặc phá bóng.
Người chơi ở vị trí tiền đạo được xem là cầu nối giữa hàng phòng thủ và tấn công của đội bóng. Trách nhiệm của tiền đạo là tạo ra sức ép và thúc đẩy hàng phòng ngự của đối phương và nhanh chóng tạo khoảng trống lợi thế để đội mình ghi bàn.
Kỹ năng cần có đối với cầu thủ tiền đạo
Để chơi ở vai trò tiền đạo, cầu thủ cần sở hữu kỹ năng dứt điểm nhanh và chính xác. Đặc điểm quan trọng, khác biệt với từng vị trí trong bóng đá còn lại trên sân cỏ chính là khả năng cảm nhận bóng bằng chân và di chuyển bóng linh hoạt.
Bên cạnh đó, kỹ thuật chuyền bóng chắc chắn là điều không thể thiếu đối với người chơi thi đấu ở vị trí này. Ngoài ra, cần phải có thể lực khỏe để giành bóng, khả năng bám sát đối thủ,…
Lời kết
Trên đây là tổng hợp thông tin về các vị trí trong bóng đá theo đội hình thi đấu tiêu chuẩn. Mong rằng những kiến thức trên bổ ích với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website để cập nhật các thông tin hữu ích về bóng đá.