Người ở vị trí thủ môn có vai trò và nhiệm vụ gì? Cần kỹ năng gì để trở thành một người thủ môn giỏi? Có những thủ môn nào nổi bật trong lịch sử bóng đá? Cùng chúng tôi giải đáp tất tần tật thắc mắc trên trong nội dung bài viết sau đây nhé.
Vai trò & nhiệm vụ của vị trí thủ môn
Thủ môn – người gác đền có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ đội bóng nào. Trong nhiều trường hợp, thủ môn xuất sắc có thể cứu được những bàn thua trông thấy cho cả đội. Dưới đây là một số vai trò và nhiệm vụ chính của người thủ môn.
Bảo vệ khung thành
Vai trò chính và quan trọng nhất của thủ môn là là bảo vệ khung thành đội nhà, ngăn cản bất kỳ cú sút nào từ đối thủ cũng như không để đối phương ghi bàn thành công.
Họ phải nhanh nhạy mọi lúc, phản xạ tốt và di chuyển chính xác để cản phá các cú sút. Thủ môn giỏi là người có thể làm chủ khung thành, cản phá cú sút hiểm hóc từ đối thủ và mang đến sự an tâm cho đồng đội.
Thủ môn thường sử dụng tay và cánh tay để cản trở, bắt bóng trước khi trái bóng bay vào lưới nhà.
Điều khiển & phân phối bóng
Thủ môn cũng có nhiệm vụ khởi đầu cho những tình huống tấn công của đội bằng việc điều khiển và phân phối bóng. Cần phải luôn giữ một cái nhìn tổng quan về trận đấu, chuyền bóng cho đồng đội ở vị trí thuận lợi nhất để bắt đầu chiến dịch tấn công.
4 kỹ năng cần thiết để tạo nên một thủ môn giỏi
Bóng đá luôn thay đổi không ngừng, do vậy, thủ môn cũng ngày càng phải nắm bắt, học thêm nhiều kỹ năng cần thiết. Vị trí thủ môn hiện tại phải có khả năng xử lý bóng bằng cả tay và chân, đặc biệt là kỹ thuật đấm bóng, bắt bóng, chuyền bóng.
Thực tế, trên sân còn đòi hỏi thủ môn biết quan sát, phối hợp với đồng đội để có thể phát huy pha tấn công nhanh. Nhìn chung, tuỳ theo diễn biến trận đấu mà người thủ môn phải vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật khác nhau. Dưới đây là một số các kỹ năng cơ bản mà bất kì thủ môn nào cũng cần nắm vững.
Kỹ năng bắt bóng
Bắt bóng là kỹ năng quan trọng nhất của thủ môn. Họ cần sử dụng đôi tay một cách đầy linh hoạt, giữ bóng chính xác và an toàn. Kỹ thuật này giúp họ giữ bóng chắc chắn, hạn chế lỗi sai, không cho đối thủ có khả năng ghi bàn và tạo lợi thế cho đội bóng trong việc triển khai tấn công.
- Bắt bóng cao: Kỹ năng cản phá, bắt bóng bổng, bóng cao là yêu cầu cần có của thủ môn. Dựa vào độ cao có bóng đá đến mà thủ môn sẽ bật nhảy, đưa tay bắt để cản phá đường đi của bóng.
- Bắt bóng thấp: Bên cạnh đường bóng cao, bổng, bóng cũng thường xuyên đi đến khung thành ở độ cao trung bình, đôi khi là bóng sệt. Trong những tình huống này, thủ môn cần nhanh nhẹn thay đổi tư thế, khuynh xuống để
- Bắt bóng chuyển hướng: Trong một số trường hợp bóng chuyển hướng so với dự đoán. Thủ môn cần phải nhanh chóng dựa đoán được điểm rơi của bóng và bật nhảy để giải nguy cho khung thành.
Kỹ năng chuyền bóng
Như đã chia sẻ ở nội dung trên, phát bóng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của vị trí thủ môn. Theo đó, người thủ thành cần phải linh hoạt chuyền ngắn, chuyền dài, chuyền tay hoặc chuyền chân để đưa bóng đến tay cầu thủ đang có lợi thế để ghi bàn nhất.
Kỹ năng di chuyển
Thủ môn cần có khả năng di chuyển linh hoạt, phản ứng nhanh chóng. Để có thể tiếp cận và cản phá các cú sút từ nhiều góc độ khác nhau. Bảo vệ khung thành một cách toàn diện hơn.
- Di chuyển nhanh: Thông thường, thủ môn chỉ sử dụng tư thế đứng cơ bản để cản phá, bắt các quả đá phạt 11m, đá phạt ở cự ly gần, hoặc đối thủ có bóng trong tình thế một đấu một. Còn hầu hết thời gian còn lại trong trận đấu, họ phải thực hiện các bước di chuyển theo diễn biến của trận. Vì vậy, các bước di chuyển cần phải nhanh, đúng lúc để có thể cản phá những đường bóng bất kỳ.
- Di chuyển thoải mái: Thủ môn sử dụng các bước chạy nhỏ để đi theo hướng bóng hoặc bay lên cản phá các đường bóng ở xa cầu môn.Ngoài ra, thủ môn thường phải bất ngờ đổi hướng, xuất phát nhanh, bật hoặc lao ra ngã cản phá. Các bước di chuyển phải thoải mái và linh hoạt để có thể làm tốt nhiệm vụ.
- Di chuyển đúng vị trí: Các bước di chuyển cần đúng vị trí. Bởi thủ môn là người duy nhất được sử dụng tay để chạm bóng trong vùng cấm. Nếu chẳng may tiếp bóng bên ngoài vùng cấm, đối thủ sẽ trực tiếp hưởng quả đá phạt từ nơi bạn vi phạm. Điều này là rất nguy hiểm, có thể khiến lưới nhà rung lên.
Kỹ năng mềm
Thủ môn cũng cần có kỹ năng quan sát, tâm lý tốt, luôn bình tĩnh, tự tin và tập trung vào sự cạnh tranh trên sân. Từ đó, mới có thể phán đoán và đọc trận đấu chính xác và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong các tình huống.
- Quan sát: Vị thủ thủ môn phải có thị lực tốt cùng khả năng quan sát và nắm bắt tính huống nhanh. Bởi tốc độ tấn công, di chuyển của các chân sút đối thủ cùng với sơ hở của hậu về đội nhà đều có thể khiến khung thành rung lên.
- Phán đoán đường đi của bóng: Sau khi quan sát, thủ môn nhanh chóng đưa ra tình huống giả định bóng bay vào khung thành như thế nào để chủ động cản phá thành công.
- Phản xạ nhanh: Sau khi quan sát, phán đoán bóng đi như thế nào, người thủ thành cần nhạy bén và linh hoạt để xoay chuyển tình thế.
Kỹ năng tâm lý
- Chấp nhận nguy hiểm: Thủ môn cần phải hiểu rõ mình có thể bị chấn thương khi lao vào cản những cú bóng có tốc độ cao và sức công phá lớn. Tự tin và không dừng bước, sẵn sàng hi sinh vì thành công của tập thể.
- Bình tĩnh: Mất bình tĩnh có thể “giết chết” mọi kỹ năng đã được rèn giũa và khổ luyện qua năm tháng. Đứng trước sự mong chờ, hy vọng của đồng đội, người hâm mộ, áp lực là không thể thiếu. Tuy nhiên, với vai trò một người thủ môn, thì cần phải có bản lĩnh sân cỏ, biến áp lực thành động lực, bình tĩnh phán đoán để đưa ra lựa chọn đúng nhất.
- Tập trung: Bóng có thể đi đến từ bất kỳ hướng nào của trận đấu. Người thủ thành cần phải hết sức tập trung vào trận đấu để không bỏ lỡ.
Danh sách 13 thủ môn xuất sắc nhất trên thế giới và Việt Nam
Trong lịch sử của bóng đá thế giới và Việt Nam đã sản sinh ra không ít thủ môn xuất sắc, tài năng. Hãy cùng chúng tôi điểm qua các thủ môn huyền thoại trên thế giới và tại Việt Nam.
Thủ môn huyền thoại
Tờ Goal đã liệt kê danh sách 10 người đảm nhận vị trí này xuất sắc nhất trong lịch sử. Trong đó, có nhiều cái tên nổi bật góp mặt.
Thủ môn Peter Shilton (Anh)
Theo đó, đứng ở vị trí thứ 10 là Peter Shilton. Huyền thoại người Anh đã có ba thập niên chơi bóng chuyên nghiệp, và từng làm ở vị trí thủ môn cho rất nhiều CLB Anh như Southampton, Leicester City, Stoke,… Ông thuộc thành viên trong đội hình của Nottingham Forest vô địch cúp C1 2 lần vào các năm 1979 và 1980.
“Người gác đền” Edwin van der Sar (Hà Lan)
Tiếp đến là Edwin van der Sar. Cựu thủ thành người Hà Lan thuộc đội Ajax vô địch C1 năm 1995. Trong màu áo đội chủ sân Old Traford Trafford, thủ thành cùng đồng đội vô địch C1 năm 2008, vô địch Ngoại hạng Anh 2011.
Thủ thành Iker Casillas (TBN)
Iker Casillas có sự nghiệp bùng nổ ở cấp CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Cựu thủ thành TBN đoạt 5 chức vô địch La Liga, 3C1 cùng Real Madrid.
Cầu thủ Peter Schmeichel (Đan Mạch)
Nằm tiếp theo trong danh sách là Peter Schmeichel – thủ môn huyền thoại của Đan Mạch và Man Utd. Ông đảm nhận vai trò thủ môn với những màn trình diễn vô cùng cá cá tính cũng những pha cản phá xuất sắc, chỉ huy tốt hàng phòng thủ. Ông cùng Đan Mạch giành Cúp Euro 1992 và gặt hái được vô số thành tựu cùng Man Utd.
Thủ môn Manuel Neuer (Đức)
Nắm giữ vai trò thủ môn với khả năng ra vào, cản bóng như một hậu về. Người gác đền đã 4 lần được IFFHS bầu chọn là thủ môn xuất sắc nhất thế giới vào 4 năm từ 2013 – 2016.
Thủ môn Gianluigi Buffon (Ý)
Anh là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mà sân bóng Italia sản sinh ra. Hiện tại, anh đang giữ hàng loạt kỷ lục: nhiều lần ra sân nhất cho đội tuyển Italia (176 trận) và giữ sạch lưới liên tiếp nhiều lần nhất trong Serie A (974 phút)
Thủ thành Dino Zoff (Italia)
Dino Zoff ở tuổi 40 vẫn xuất sắc hoàn thành vị trí thủ môn, giữ vững khung gỗ giúp Italia đạt danh hiệu vô địch World Cup năm 1982. Bên cạnh đó, ông cũng có sự nghiệp nổi bật trong màu áo Juventus với 6 chức vô địch Serie A.
Thủ môn Gordon Banks (Anh)
FIFA đã từng bầu chọn Gordon Banks là một trong những thủ thành xuất sắc nhất trong 5 năm liền từ 1966 đến 1971. Ông cũng từng giữ vai trò thủ môn trong đội hình tuyển Anh vô địch World Cup 1966.
“Nhện đen” Lev Yashin (Nga)
Đứng đầu danh sách những thủ môn huyền thoại là Lev Yashin. Bạn có thể hình rung, ông là một trong những người thành công duy nhất trong lịch sử từng nhận Quả bóng vàng.
Thủ môn xuất sắc tại Việt Nam
- Đặng Văn Lâm: Với phản xạ nhanh, nắm bắt tình huống tốt, tinh thần thi đấu chuyên nghiệp, Đặng Văn Lâm được đánh giá là một trong những thủ môn xuất sắc nhất Việt Nam. Trong màu áo ĐTQG, Đặng Văn Lâm cùng các đồng đội xuất sắc giành được danh hiệu AFF Cup 2018 và á quân 2022.
- Bùi Tiến Dũng: Anh đảm nhiệm vị trí thủ môn từ rất sớm. Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã có hơn 40 lần ra sân trong màu áo ĐTQG Việt Nam, cùng đội tuyển giành vô địch AFF Cup 2018 và HCV SEA Games 2019.
- Bùi Tấn Trường: Đảm nhận từ năm 2006 trong màu áo đội tuyển Quốc gia, anh từng có hơn 17 lần ra sân, đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ khung thành nước nhà.
Lời kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin về vị trí thủ môn. Đây là vị trí quan trọng trong mọi đội hình, họ vẫn luôn có cho mình những pha cứu thua thần thánh, những triển khai tấn công nhanh, thậm chí là ghi bàn. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này và giải đáp được thắc mắc của bản thân. Cùng đọc thêm thông tin về các vị trí trong bóng đá khác trên trang web của chúng tôi nhé.